Từ thủa xưa khi thuốc điều trị còn khan hiếp ông cha ta thường tìm hiểu và phát hiện ra những bài thuốc dân gian từ các loại lá cây để chữa bệnh. Các bài thuốc này tại thời điểm hiện tại vẫn phát huy công hiệu và được thường xuyên áp dụng. Cùng theo dõi tác dụng của lá cách trị bệnh hiệu quả sau đây.
Nội dung bài viết
- 1 Lá húng chanh và tác dụng
- 2 Lá mơ và tác dụng
- 3 Rau má và tác dụng
- 4 Ngò tây và tác dụng
- 5 Lá vông nem và tác dụng
- 6 Rau đắng và tác dụng
- 7 Rau diếp cá và tác dụng
- 8 Rau húng lủi và tác dụng
- 9 Rau húng cây và tác dụng
- 10 Sả và tác dụng
- 11 Đinh lăng và tác dụng
- 12 Lá chanh và tác dụng
- 13 Rau dền gai và tác dụng
- 14 Đậu nành và tác dụng
- 15 Sâm đại hành và tác dụng
- 16 Củ riềng và tác dụng
- 17 Củ gừng và tác dụng
- 18 Củ hành và tác dụng
- 19 Quả ớt và tác dụng
- 20 Củ tỏi và tác dụng
- 21 Quả dứa và tác dụng
- 22 Quả mướp đắng và tác dụng
- 23 Đậu đen và tác dụng
- 24 Đậu xanh và tác dụng
- 25 Đậu đỏ và tác dụng
- 26 Đậu ván trắng và tác dụng
- 27 Hạt vừng và tác dụng
- 28 Rau cải và tác dụng
- 29 Rau cải trắng và tác dụng
- 30 Củ cà rốt và tác dụng
- 31 Rau diếp và tác dụng
- 32 Rau mùi và tác dụng
- 33 Rau kinh giới và tác dụng
- 34 Rau thì là và tác dụng
- 35 Rau tía tô và tác dụng
- 36 Rau muối và tác dụng
- 37 Rau dền và tác dụng
- 38 Rau sam và tác dụng
- 39 Rau ngót và tác dụng
- 40 Rau muống và tác dụng
- 41 Rau răm và tác dụng
- 42 Rau rút và tác dụng
- 43 Rau húng giổi và tác dụng
- 44 Rau đay và tác dụng
- 45 Rau mồng tơi và tác dụng.
- 46 Rau má và tác dụng
- 47 Rau khúc và tác dụng
- 48 Rau cần và tác dụng
- 49 Rau cần tay và tác dụng
- 50 Rau cải cúc và tác dụng
- 51 Rau cải xoong và tác dụng
- 52 Rau mùi tàu và tác dụng
- 53 Rau huyên và tác dụng
- 54 Rau tần và tác dụng
- 55 Rau bợ và tác dụnh
- 56 Rau mã đề và tác dụng
- 57 Rau xương cá và tá dụng
- 58 Rau chút chít và tác dụng
- 59 Rau hương nhu và tác dụng
- 60 Rau húng cay và tác dụng
- 61 Rau hẹ và tác dụng
Lá húng chanh và tác dụng
Loại lá này người ta thường cho vào nồi canh chua để cho có mùi thơm. Ngoài ra, lá đem sắc uống trị được cảm. Lá giã nhỏ cho vào một chút muối vắt lấy nước uống trị được uống trị được bệnh ho. Khi đau cổ họng, hái lá tươi rửa sạch nhai với ít muối, nuốt nước nhiều lần trong ngày bệnh sẽ khỏi.
Lá mơ và tác dụng
Đây là một loại lá có vị thuốc quý. Dùng lá tươi thái nhỏ trộn với lòng đỏ trứng gà bọc lá chuối đem hấp, nước hay rang khô, ngày 2-3 lần. ăn liên tiếp trong 1 tuần trị được bệnh kiết lị.
Rau má và tác dụng
Ăn uống dưới dạng tươi sống, cũng có thể dùng để nấu thịt nạc, canh cá, tép. Rau má có tác dụng chữa được bệnh tả lị, giải độc, lợi sữa. Phụ nữ có kinh đau bụng, đau lưng có kinh dùng rau má cũng hết.
Ngò tây và tác dụng
Rau này dùng để ăn tươi, ăn kèm với các loại rau khác hay dùng để nấu canh chua. Ngò tây dằm nhuyễn hoà với nước dừa tươi lọc bỏ bã uống 2 làn trong ngày sẽ hạ được cơn sốt nóng. Ngoài ra dùng lá và hoa rửa sạch sắc uống thay nước trà, ăn thêm cam tươi, có tác dụng chữa được chứng đau gan lâu ngày da vàng mét.
Lá vông nem và tác dụng
Lá vông thường được dùng để gói nem chua hoặc ăn sống. Còn đối với cách trị bệnh bằng cách lá nem kết hợp với cây nhãn lồng, chế rượu và cho đường phèn vào, vắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày giúp ngủ ngon, an thần.
Rau đắng và tác dụng
Lá này thường hay mọc ngoài bờ ruộng, rau dùng để nấu canh, luộc hay xào ăn rất ngon. Rau dắng an vào có tác dụng mát tim hạ hoả, giải nhiệt ban nóng, đại tiểu tiện bị bón, chữa kiết lị đàm máu làm đau bụng.
Rau diếp cá và tác dụng
Đây là rau được ăn kèm với các laọi rau sống khác. Rau này có vị hơi chua, mùi tanh, tính ẩm. Ăn rau diếp cá có tác dụng giải được nhiệt độc, chữa ghẻ lở. Ngoài ra, rau diếp cá còn chữa bệnhểtẻ em thoát giang ( bệnh lồi con trê)
Rau húng lủi và tác dụng
Đây là loại rau thơm có vị ngọt lạt, hơi cay, tính mát. Rau này dùng để ăn sống và kềm với các rau khác. Ăn rau húng lủi có tác dụng thông hơi, hạ khí, giải nhiệt, thông kinhmạch và trừ bức hoả nơi bàng quang.
Rau húng cây và tác dụng
Rau này có một mùi thơm rất đặc biệt, có vị cay nhưng tính rất mát. Ăn rau hung cây có tác dụng làm toát mồ hôi, thoát được khí độc ở gan, tiêu được phong nhiệt làm mát đầu, mát mắt.
Sả và tác dụng
Sả là loại gia vị rất thông dụng. Sả có mùi thơm nên thường được dùng chế biến các món ăn hoặc dùng đẻ ăn sống. Người ta dùng lá sả để xông và cắt lấy tinh dầu.
Chị em phụ nữ thường dùng lá xả để đun nước gội đầu cho nhẹ đầu tóc mượt. Sả có tác dụng giúp cho sợ tiêu hoá, thông hơi, trị cảm cúm nhức đầu.
Đinh lăng và tác dụng
Dùng phần rễ của cây. Nếu cây nào trồng lâu năm thì rễ càng tốt. Ta lấy rễ đem phơi khô, xay thành bột nấu nước uống thay trà. Uống nước này có tác dụng tăng cường sức khoẻ cho cơ thể. Chống mệt mỏi, tăng sức đề kháng. Mỗi ngày nên dùng 1g chất bột.
Lá chanh và tác dụng
Lá chanh dùng nhiều trong các món ăn và đã trở thành một loại gia vị thông dụng . Ngoài việc dùng trong thức ăn cùng thực phẩm, ta có thể dùng lá chanh 1 nắm, 6 lát gừng tươi cho vào đổ nước vào sắc đặc lại, uống vào có tác dụng lợi đàm thông cổ.
Rau dền gai và tác dụng
Đây là loại rau không phải trồng mà mọc tự nhiên o rất nhiều nơi. Rau này có vị nhạt, hơi nhẵn, tính bình, không độc. Dùng 600g rau dền phơi khô, sao vàng hạ thổ, nấu nướng uống thay trà. Uống nước này chữa bệnh bạch đới, ghẻ lở, đau mỏi xương cốt.
Đậu nành và tác dụng
Đậu nành ngáy càng được phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Đậu nành được dùng để làm sữa đậu nành, nước tương, tàu hũ…. Nếu lấy đậu nành rang vàng bọc vải the chọn chỗ đất khô ráo đào chôn trong 2 đêm, sau đó lấy lên ngâm rượu cho vào đó 1 ít đường cát,mỗi ngày uống 1 ly sẽ chữa được chứng đái đêm.
Sâm đại hành và tác dụng
Lấy củ sâm đại hành xát lat mỏng phơi khô.Dùng nước sôi để uống thay trà. Nếu ngâm củ tươi cũng tốt. Ngâm củ tươi vào rượu, uống mỗi ngày 1 ít chữa bệnh ho viêm họng, tiêu độc, bổ máu,an thần
Củ riềng và tác dụng
Riềng là loại gia vị ăn sống hay chín đều tốt. Riềng có tác dụng làm ấm bao tử, tan khí lạnh trong người, tỉnh rượu tiêu thực, chữa rét rừng, nhiễm độc và chữa các bệnh bụng lạnh, sôi và đau bụng.
Củ gừng và tác dụng
Gừng là loại củ rất quý, gừng được dùng phổ biến trong các món ăn, làm mứt, làm kẹo, uống chung với trà. Gừng có tác dụng rất tốt trong việc tiêu đờm, trừ lạnh, kích thích tiêu hoá, khó tiêu,nôn mửa, viêm họng…
Củ hành và tác dụng
Hành hương cũng như hành tây đều là thứ gia vị được dùng phổ biến
trong chế biến công việc bếp núc. Ăn hành có tác dụng sau: Giải cảm, chữa nhức đâù, nghẹt mũi, lợi tiểu,làm ra mồ hôi.
Quả ớt và tác dụng
Đây là thứ gia vị được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, khi ăn ớt bạn không nên ăn hạt ớt. Ăn ớt có nhiều công dụng trong việc kiách thích vị toan, làm chảy nước chua ở bao tử, giúp cho việc tiêu hoá được dễ dàng.
Củ tỏi và tác dụng
Tỏi được rất nhiều người ưa chuộng trong nấu ăn. Tỏi có tác dụng giúp dễ tiêu hoá, bổ dưỡng và tráng khí.
Quả dứa và tác dụng
Dứa được dùng để ăn sống, dùng để xào, nấu canh chua,làm mứt,… Ngoài ra, dứa còn chữa được rất nhiều bệnh. Lấy dứa vắt lấy nước hoà với lòng đỏ trứng gà chữa bệnh đau bao tử. Dứa chín gọt vỏ xát nhuyễn đựng vào tô rắc đường cát hoặc đường phèn lên đem phơi sương, ăn cả cái lẫn nước, có tác dụng chữa bệnh ho lâu năm.
Quả mướp đắng và tác dụng
Dùng làm các món ăn hàng ngày, ăn sống hoặ ăn chín. Ăn quả mướp đắng Tác dụng giải nhiệt, mát gan, mát ruột, sáng mắt và bổ thận.
Đậu đen và tác dụng
Đậu đen có vị ngọt tính hàn không độc, trị đ]ợc nhiều bệnh, trừ phong thấp, nhiệt, giải được chất độc,công hiệu vô kể.
Đậu xanh và tác dụng
Đậu xanh có hai loại là Quan lục ( xanh màu liễu) và Du lục ( xanh láng như bôi dầu). Đậu xanh có vị ngọt, hơi tan, tính hàn, không độc, bổ nguyên khí, thanh nhiệt giải độc, có theer làm giải độc mát nước tiểu, chữa lở loét, làm sáng mặt, trị được nhiều bệnh.
Đậu đỏ và tác dụng
Đậu đỏ vị hơi chua, tính bình không độc, về mặt dược tính kiêm cả công lẫn bổ. Trị được các chứng mụn lở, thuỷ lũng, đi tả, đau buốt cơ thể, bế trướng trong thân, đái tháo, nôn mửa …và nhiều bệnh khác. Lá non của cây đậu đỏ, rửa sạch, luộc chín trộn với dầu và muối ăn rất bổ, thay được cơm gạo. Ăn đậu đỏ thường xuyên thì mắt sáng, trái đậu đỏ còn nonluọca ưn cũng rất tốt.
Đậu ván trắng và tác dụng
Đậu vắn trắng vị ngọt, tính mát, không độc, hoà được với các tạng, trừ được phong, giải được cảm nắng, làm mạnh tì, trị được chứng thổ tả, ói mửa, tiêu độc …rất giàu dược tính, công hiệu nhiều chứng bệnh. Các loại đậu khi sử dụng nên dùng cả vỏ, bởi vì phần lớn chất bổ đều nằm trong vỏ đậu. Đậu có thể nấu riêng, nấu chung, nấu với rau củ, làm bánh hoặc rang hơi cháy lam nước uống
Hạt vừng và tác dụng
Hạt vừn hay người ta còn gọi là hạt mè. Hạt vừng vị ngọt tính bình, không độc, chất trơn, nhuận trường, giải được độc chữa mun rất công hiệu…Dầu mè nguyên chất dùng xoa xức trị ghẻ lở, tóc bạc sớm, tóc rụng, trị táo bon, tối trước khi đi ngủ uống 1-2 muỗng cà phê dầu mè ( chỉ nên uống liên tiếp trong 3 ngày) Trong 2 thứ vừng trắng và vừng đen. Vừng đen bổ dưỡng và có nhiều dược tính hơn vừng trẳng nên thương được làm thuốc chữa bệnh.
Rau cải và tác dụng
Rau cải vị cay tính ấm không độc, thông lợi, khoan khoái trong hông, ngực, yên thận, thông khiếu,lợi đàm, trừ ho dốc. Còn hạt cải vị cay, tính nhiệt không độc. Rau cả bệ xanh có tính năng trợ tiêu hoá, làm tan u mỡ thông khí, gây hưng phấn thần kinh.
Rau cải trắng và tác dụng
Cải trắng, hay cải bẹ trắng vị cay, tính ấm, vào phổi, thông kinh mạch,làm ấm tỳ vị, gíp ra mồ hôi, xua tan cái lạnh, khiến lợi khí mà tiêu đàm, tiêu thũng, chỉ thống. Chủ trị ho,cước khí, các bệnh về gân cốt… Tuy nhiên người bị ho lâu, phế hư không nên dung Hạt cải bẹ trắng vị cay, tính ấm, không độc, khoan lợi, tiêu đàm. thuận khí, trị lao truyền nhiễm, cước khí,đau phong,.
Củ cà rốt và tác dụng
Củ cà rốt hay còn gọi là củ cải đỏ, vị cay, tính hơi ấm, vào tì vị, đại tràng, có tác dụng hạ khí, bổ trung, yên ngũ tạng, tăng tiêu hoá, làm khoan khoái trong bụng. Theo giáo sư Ohsawa, Nhật Bản, cà rốt là một loại sâm bình dan, có tác dụng chữa các bệnh do thiéu sinh tố A, làm êm thần kinh, tráng dương lợi tiểu tiện, trị ho khản tiếng, trị bệnh hoạt huyết và bần huyết, cầm tiêu chảy. Cà rốt có thể dùng hấp cơm, xào dầu, nấu chung với bí hoặc lam dưa.
Rau diếp và tác dụng
Rau diếp vị đắng, tính hàn công dụng điều hoà khí bổ, khia vị thanh tâm, chữa các chứng ung độc, sưng tấy. Rau diếp có thể luộc chín, dung nước ngâm, bỏ nước đắng rôìi rửa vắt cho sạch nước, trộn dầu và muối ăn. Rau diếp cũng có thể ăn sống, tuy tính lạnh mà có ích, ăn lâu ngày được nhẹ người, điều hoà kinh mach, dễ ngủ, lợi cho ngũ tạng. Không nên ăn rau diếp chung với mật mà ngộ độc
Rau mùi và tác dụng
Rau mùi còn gọi là rau ngò ta để phân biệt với rau ngò tây ( ngò gai). Rau mùi vị cay tính ấm, không độc, tiêu thức ăn, thông đại tiểu tiện, trị trứng phong tà và làm cho đậu sởi mọc được
Rau kinh giới và tác dụng
Rau kinh giới vị cay,tính ấm, vào phế can, tán phong thấp, chống co cứng. Chữa cảm, phong thấp, nhức ê ẩm, đau mình, không có mồ hôi khi gặp giá lạnh, trẻ bị lên sởi, lở ngứa. Rau này cũng có thể làm tan phong nhiệt, minh mẫn đầu óc, sáng mắt, nhuận cổ, tiêu thũng, trị được các trứng đau cứng cổ, hoa mắt xây xẩm. Lá rau kinh giới non luộc chín, dầm nước khử hết tà khí rồi trộn dầu, muối ăn. Khi rau này còn non,mùi rất thơm người ta dùng làm rau sống hoặc muối dưa ăn.
Rau thì là và tác dụng
Rau thì là hay còn gọi la rau thìa là,vị cay, tính ấm, không độc , điều hoà với Món ăn, bổ thận,mạnh tì trtừ trướng, tiêu hòn báng đau bụng đau răng. Rau thì là đem rửa sạch luộc chín, đem trộn dầu hoặc muối ăn. Hạt làm gia vị diều hoà các món ăn cho mùi thơm ngon.
Rau tía tô và tác dụng
Rau tía tô vị cay, tính ấm, vào phế tâm, làm ra mồ hôi hạ khí tiêu đàm. Chữa cảm cúm không có mồ hôi và ho tức ngực, nôn đầy. Lá tía tô dung để ăn sống hoặc nấu canh tiêu trừ chất độc, hạt đem nghiền nhỏ, nấu cháo ăn đều tốt.
Rau muối và tác dụng
Rau muối có vị ngọt mặn, tính ấm, điều hoà các khí làm thông ấm tì vị
chữa. Đau bụng, phong lở, đau răng, đầu gối và bàn chân nhức.
Rau dền và tác dụng
Rau dền có hai loại, dền trắng và dền đỏ. Rau dền trắng vụ ngọt, tính lạnh, không độc, giúp dễ sinh, sát trùng, lợi khiếu, trị lở, môi lở , giải nọc rắn và lở loét do bị sơn ăn. Rau dền đỏ cũng có tính năng như rau dền trắng,lại có tác dụng chữa nhiệt lị, chứng máu nóng phát sinh mụn nhọt lở loét. Hái mầm lá rửa sạch,luộc chín, trộn dầu muối ăn, hoặc phơi khô luộc ăn càng ngon
Rau sam và tác dụng
Rau sam vị chua,tính hàn không độc, trị ghẻ lở, sát trùng tiếu ưng trị mắt mờ, hòn cục trong bụng va cam lỵ. Hái cọng lá rau sam rửa sạch, phơi cho khô ráo nước luộc trộn với dầu muối có thể ăn thay cơm..
Rau ngót và tác dụng
Rau ngót có tên gọi đầy đủ là rau bồng ngọt. Rau ngót vị ngọt, tính mát, hơi lạnh, giải nhiệt tốt, giải độc hay, bổ huyết mạch làm nhuận trường, sát trùng, tiêu viêm loét, chống táo bón …. Lá rau ngót nấu canh căn rất ngon bổ, hoặc vắt lất nước cốt làm bánh chưng hay banh tét, sắc bánh rất đẹp.
Rau muống và tác dụng
Rau muống vị ngọt, tính hàn, không độc, giải được các chất độc và sinh da thịt, giúp dễ sinh làm tiêu thuỷ thũng. Còn có các loại rau muống biên, sinh trên bờ biên, không ăn được nhưng trị trứng đau lưng và phong thấp rất tốt.
Rau răm và tác dụng
Rau răm vị cay tính ấm, không độc chữa đau bụng lạnh, vết thương do rắn cắn ( dùng uống và đắp ), chàm ghẻ, cước khí sưng chân và mụn trĩ ( nấu nước xông và ngâm rửa) Rau răm có thể dùng làm rau sống và gia vị cho canh ăn.
Rau rút và tác dụng
Rau rút vị ngọt tính hàn, không độc, ăn nhiều thì không đói, hoà vào tạng phủ, thông lợi trường, trị tiêu thũng.
Rau húng giổi và tác dụng
Rau húng giổi hay còn gọi là rau húng quế, húng láng, rai é,… Húng giổi có vị cay, tính ấm, vào phế tâm có tác dụng làm ra mồ hôi, giải cảm, làm tan máu ứ, được trồng làm rau thơm, làm vị tinh dầu.
Rau đay và tác dụng
Rau đay hạt có vị cay, tính lạnh, không độc, tiêu đàm, xọp phù thũng ngừng hen xuyễn thông kinh nguyệt, lót giấy trong nồi rồi sao lên dung mố tốt.
Rau mồng tơi và tác dụng.
Rau mồng tơi vị chua, tính hàn không độc, tiêu đàm, hoạt thai dễ đẻ, hoạt tràng, thông đại tiểu tiện, hột tán thành bột mịn trộn với phấn hoa trừ rôm sảy rất tốt.
Rau má và tác dụng
Rau má vị ngọt hơi đắng, tính bình, không độc, có tính giải nhiệt, giải độc thông tiểu, chữa thổ huyết, giải tả lị, khí hư, bạch đới, lợi sữa, chữa mụn nhọt, lở loét mẩn ngứa, phong đơn, nóng rát, phụ nữ đau tim, nóng ruột. Hiện nay, rau má đang được giới y học trên thế giói đặc biẹt chú ý, gần đây qua các công trình nghiên cứu, phát hiện và thử nghiệm loại rau này các nhà khoa học cho rằng: Rau má co khả năng chữa trị rất kiến hiệu nhiều thứ bệnh, trong đó có các bệnh: Xơ gan, Phong cùi, vảy nến, mất ngủ, đọng máu dưới da, tụ máu ở chi dưới, ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, thúc đẩy sự gia tăng hoạt động của não bộ. 73.
Rau khúc và tác dụng
Rau khúc có thể các bạn đã bắt gặp trong món ăn đó là bánh khúc thơm ngon. Tác dụng của lá và cách trị bênh đối với rau khúc đó là tính bình, vào tì phế, tiêu đàm, trị ho.
Rau cần và tác dụng
Rau càn vị thơm ngon tính bình, không độc, dưỡng huyết,thông lợi đường ruột, thanh nhiệt độc, chỉ băng huyết, giải khát, ích tâm thần. Có hai loại cần ở nước và cần khô, chúng có thể làm dưa chua và rau sống, giỏi dưỡng huyết, lợi đại trường, tiểu trường.
Rau cần tay và tác dụng
Rau cần tây mùi thơm vị ngọt the, tính lành, làm mạnh tì vị, sạch can, phế thận, chủ trị huyết áp cao, bí tiểu tiện, phong thấp, viêm thận, vàng da, thanh huyết, kích thích tiêu hoá, kích thích tuyến nội tiết tố, bổ thần kinh. 76. Rau dừa nước và tác dụng
Rau dừa nước vị ngọt nhạt, tính mát, thanh nhiệt, lơi tiểu, mát máu, giải độc, chữa cảm sốt, ho khan đái đục, phì thúng, đắp ngoài chữa sưng lở,bị thương, rắn cắn
Rau cải cúc và tác dụng
Rau cải cúc có tác dụng chữa các bệnh: ho, đau mắt, đau đầu kinh niên, thổ huyết, …
Rau cải xoong và tác dụng
Rau cải xoong vị hơi đắng, mùi hắc. tính lành, giỏi trị các chứng bệnh ngoài da, bệnh sạn, bệnh phù thúng, …Giúp ăn ngon miệng, thông huyết quản, thông gan, sạch dạ dày, làm chắc răng và có khả năng ngăn chặn tốt sự phát triển của tế bào ung thư. Rau cải xoong có thể dùng để ăn sống, hoặc nấu canh.
Rau mùi tàu và tác dụng
Rau mùi tàu vụ the, tính ấm, mùi thơm hắc, giỏi trục hàn tà, khử thấp nhiệt, mạnh tì vị, thanh uế. giải trướng khí, kích thích tiêu hoá. Rau mùi có thể ăn sống hoặc nấu canh ăn rất tốt.
Rau huyên và tác dụng
Rau huyên thường được trồng để lấy hoa nấu canh ăn và dùng lá hay hoa làm thuốc chỡa bệnh. Rau huyên có tên gọi khác nhau như: Huyên thảo, kim châm thái, hoàng hoa thảo, lê lô thảo, lộc thông thoả. Hoa rau huyên vị ngọt, tính mát lợi tiểu tiện, tiêu thức ăn, trừ thấp nhiệt, quên lo phiền, an thai, chữa vàng da do do rượu tiểu tiện, vú sưng đau,chảy máu cam.
Rau tần và tác dụng
Rau tần hay còn có cách gọi khác là : Rau thơm lông, tần dày lá, rau húng chanh,… Rau tần vị chua the, mùi thơm hăng, tính ấm, sát khuẩn, trị ho, chữa hiệu nghiệm các bênh: cảm cúm, ho suyễn, lạnh phổi, viêm họng, hôi miệng.
Rau bợ và tác dụnh
Đây là loại cỏ hoang thường thấy ở nơi ẩm thấp như ven bờ ao, đầm ruộng trũng. Rau bợ vị ngọt, tính hàn, trơn chảy, không độc hạ nhiệt, mát da thịt, tiểu tiện, chữa đái đường và vết bỏng, hoặc giã nát cây đắp lên chỗ sưng đau, chữa sưng vú, tắc tia sữa.
Rau mã đề và tác dụng
Rau mã đề vị ngọt tính lạnh, có tác dụng mát máu khử nhiệt, ngưng chảy máu cam, tiêu tắc nghẽn, giúp sáng mắt, thông mồ hôi, lmà sạch phong nhiệt tại gan phổi,chữa chứng thấp nhiệt ở bàng quang, lợi tiểu mà không hcạy khí, khiến cường âm.ích tinh, công dụng chữa bệnh rất lớn. Lá mã đề dùng để nấu canh ăn cũng rất tốt. lá thân cây, hạt làm thuốc chữa bệnh. Hạt khi dùng xát bỏ vỏ.
Rau xương cá và tá dụng
Xương cá có tên gọi khác là cây càng tôm, rau dắng, cỏ răng lợn, .. Rau xương cá có vị đắng,tính bình, không độc. Vào hai kinh vị bàng quang, có tác dụng lợi tiêu thông tâm sát trùng, dùng trong những trường hợp thấp nhiệt, lâm bệnh, vưu trùng, ác thương. Ngoài ra chúng còn được dùng làm thuốc giải độc chữa rắn cắn vàng da.
Rau chút chít và tác dụng
Rau chút chít hay còn gọi là rau lưỡi bò, cỏ lưỡi bò, rau trục,… Chút chít là một laọi cây nhỏ, mọc hoang ở chỗ ẩm thấp,.. Dùng sát vào chỗ bị hắc lào có thể chữa được, hoặc dùng nước lá và rễ để rửa, các mụn ghẻ. Có thể dùng làm thuốc uống, chữa bệnh táo bón, tiêu hoá kém, ăn uống chậm tiêu, vàng da, lở ngứa, mụn nhọt. Có thể hái cọng lá non của rau chút chít rửa sạch, luộc chín trộn với dầu muối ăn, hoặc có thể nấu canh ăn.Hột của nó khi già chín giã làm gạo ngâm vào nước nóng 4-5 lần, rồi vo sạch đem nấu cháo ăn.
Rau hương nhu và tác dụng
Rau hương nhu hay còn gọi là rau ra é, thạch giải, cẩn nhu, …Tên hương nhu. Tên hương nhu hiện được dùng để chỉ nhiều vị thuốc khác nhau, nhưng đều là những cây họ hoa môi. Tại Việt Nam có hai loại hương nhu: Trắng và tía, lá cây lớn hơn hung giổi tía. Hương nhu vị cay, tính hơi ấm, không độc, chủ trị tiêu chảy đau bụng, ói mửa, thuỷ thũng, giỏi hạ khí, giải cảm nắng, trừ phiền nhiệt rất tốt, giúp ra mồ hôi lợi tiểu, …. Tháng 8, 9 (âm lịch) có hoa, hái về phơi khô, cất dùn dần.
Chú ý là nếu dùng nhiều vị thuốc này sẽ khiến người đầy mồ hôi, tổn thương nguyên khí. Người âm hư và khí hư tránh dùng hương nhu.
Rau húng cay và tác dụng
Rau húng cay con gọi là rau bạc hà. Bạc hà vị cay, tính ấm, thanh nhiệt, hoá đàm, tiêu thức ăn, chữa các bệnh phong tà ra mồ hôi, giảm uất, chữa cảm nắng, bụng đầy đau bụng, ăn không tiêu, đau đầu và sốt âm. Ray bạc hà có thể dùng ngọn la luộc chín, dầm nước cho hết vị cay, trộn dầu, muối, cũng có thể muối chung với rau kiện làm dưa, ăn có mùi vị thích hợp nhau, hoặc nấu với canh đậu hũ, đem hoà rượu nóng, uống hay pha trà cũng ngon miệng. Người mới lành bệnh không nên ăn, ăn vào sẽ đổ mồ hôi ko dứt
Rau hẹ và tác dụng
Rai hẹ vị cay, hơi chua, mùi hăng, tính ấm, củ trợ thận, bổ dương, trừ dương, trị vị nhiệt ( nóng trong dạ dày ), tăng khí ở phổi, làm tan máu ứ, long đờm, trị chứng chảy máu cam, giải được thuốc độc, món ăn có độc, chữa được chó dại cắn, rắn và côn trùng độc cắn. Hạt hẹ vị cay ngọt, tính ấm, bổ gan và thận, trợ mệnh môn, làm ấm eo lưng, đầu gối, trị chứng liệt dương, di tinh, són đấu bạch đới..
Các tác dụng của lá cách trị bệnh trên rất dễ dàng kiếm và phương pháp điều chế cũng vô cùng đơn giản. Hi vọng thông qua bài viết sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức và áp dụng để điều trị kịp thời các bệnh gặp phải.
Nguồn: 1001 mẹo vặt hay trong cuộc sống – Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin