Ngày nay việc sắm cho mình một bé PET xinh xắn và dễ thương đang là xu hướng của rất nhiều người. Trong đó bé Hamster cũng là một trong những lựa chọn hợp lý bởi sự dễ thương và hình dáng nhỏ nhắn. Nhưng để chăm sóc cũng như giúp chuột hamster phát triển tốt bạn không thể bỏ qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Hamster là gì
Hamster được dịch theo từ điển nghĩa là “chuột hang” hay còn hiểu đó là loài chuột cụt đuôi thuộc dòng động vật gặm nhấm. Hamster không phải thuộc dòng giống chuột đồng, chuột cống, chuột nhắt… chuyên đi hại mùa màng của bà con nông dân mà còn mang nhiều mầm bệnh. Hamster là loài chuột sinh sống ngoài tự nhiên thường có tập tính đào hang để đuổi bắt côn trùng.

Chuột hamster được tìm thấy vào năm 1829 và được các nhà thí nghiệm sử dụng để nghiên cứu các thí nghiệm khoa học. Sau nhiều năm do tác động của môi trường và sự lai tạp di truyền, chuột hamster dần dần tương tác gần gũi với con người. Với sự thông minh và tính gọn gàng trong lối sống của hamster chúng dần trở thành một bé pet dễ thương được nhiều người tìm hiểu để chọn mua.
Tập tính chuột hamster
Để giúp thú cưng của mình phát triển tốt và hạn chế các bệnh thường gặp thì việc tìm hiểu những tập tính của mỗi pet không thể bỏ qua. Nắm chắc được những tập tính của chuột hamster thì bạn có thể giúp chúng phát triển toàn diện khi chăm sóc chúng.

Đặc điểm kích thước
Chuột hamster có kích thước rất hạn chế kích thước phổ biến của dòng hamster khi trưởng thành giao động từ 5cm đến 13cm. Hamster khác hẳn với những giống chuột gặm nhấm khác ở điểm đuôi rất ngắn ở nhiều loài hamster bị cụt đuôi, phần tai và chân cũng có kích thước nhỏ hơn chuột đồng, chuột nhắt rất nhiều. Điểm đáng yêu nhất của hamster chính là ở bộ lông bóng mượt bao trùm khắp cơ thể và màu sắc đa dạng như: trắng, đen, xám, vàng, trắng tuyền. Kết hợp thân hình mập 2 má phình lên để dự trữ thức ăn.
Tuổi đời của mỗi chú chuột hamster khoảng 2-3 năm tuổi, về cân nặng ở độ tuổi trưởng thành từ 25g – 45g. Thời gian mang thai của chuột hamster từ 18-22 ngày. Và mỗi lần sinh sản khoảng 7-10 chuột con.
Môi trường sống
Hamster với tập tính sống thường thiên về hoạt động vào ban đêm và ngủ ngày. Chính vì vậy khi ban ngày bạn có thể thấy chúng lười vận động không phải do lười biếng mà đó là tập tính của loài. Về nguồn gốc của chuột hamster là loài chuột ở hoang mạc và bán hoang mạc và tập tích thích đào hang để ấn náu với những độ sâu hang lên đến 0.7 m. Với mục đích trú ấn và tránh được những khí hậu khắc nghiệt.
Thói quen
Ở hamster có một thói quen đó là dự trữ thức ăn ở vùng hai túi má, vì vậy nhiều người khi mới tìm hiểu về hamster sẽ lầm tưởng rằng chúng tham ăn. Đa số loài hamster có thói quen sống bày đàn, nhưng ở một số ít thì chúng lại có tập tính bảo vệ lãnh thổ chúng sẵn sàng chiến đầu khi bị đối thủ xâm chiếm lãnh thổ của mình.
Cách chăm sóc chuột hamster
Chăm sóc chuột hamster không hề khó nhưng cái quan trọng bạn cần nắm được những kiến thức cơ bản sẽ giúp bé hamster phát triển tốt nhất và toàn diện nhất. Giảm nguy cơ mắc các bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe. Điều quan trọng cần biết nhất đó là thức ăn, đồ uống và nơi ở của hamster.
Thức ăn
Hamster là động vật ăn tạp, ở hoang giã thức ăn chủ yếu của chúng là ruồi, muỗi, sâu bọ. Dần dần theo thời gian được thuần hóa thức ăn của hamster có thể ăn các loại hạt, rau củ quả, hướng dương, lạc, hạt điều. Thậm chí các loại bánh ngọt, bánh mặn.. Nhìn chung, thức ăn cho hamster rất dễ kiếm và không mất quá nhiều chi phí. Lưu ý không nên cho hamster ăn thịt hay các loại hạt có vị thịt bởi sẽ khiến hamster trở nên hung hăng ăn thịt các đồng loại cùng chuồng.

Đồ uống
Trong thức ăn rau củ quả cũng cung cấp một lượng nước nhất định cho chúng, Ngoài ra bạn vẫn cần phải bổ súng thêm nước uống cho hamster cần đảm bảo nước đun sôi để nguội để đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa. Đảm bảo lúc nào cũng có nước cung cấp cho hamster.
Chuồng ở
Chuồng nuôi dành cho chuột hamster vẫn đảm bảo hàng rào che chắn tốt để đảm bảo hamster không thoát ra ngoài và tránh các động vật khác làm hại đến chúng. Các loại chất lồng bạn có thể tham khảo như: lồng sắt, lồng nhựa, lồng kính mica. Sử dụng kết hợp các loại lót chuồng bẵng mùn gỗ hoặc xé vụn giấy để đảm bảo vệ sinh năng ngừa vi khuẩn ẩn nấp gây bệnh cho hamster
Xem thêm: Hamster bị nổi cục u là bệnh gì

Ảnh chuột hamster
Hamster có rất nhiều loài khác nhau mỗi loài mang những nét riêng về màu sắc, khối lượng và đôi khi khác nhau cả tập tính. Trên thị trường Việt Nam hiện nay có 4 loại hamster phổ biến và được nhiều người tìm mua: Hamster Bear, Hamster Winter White, Hamster Campbell, Hamster Roborovski. Tìm hiểu kỹ về tập tính, cách chăm sóc của các loài hamster sẽ giúp bạn thêm hiểu biết về bé PET của mình cũng như các nuôi hamster phát triển tốt nhất
Xen thêm: Chuột hamster mua ở đâu rẻ nhất? Địa chỉ uy tín chọn mua
Chuột Hamster Bear







Hamster Winter White





Hamster Campbell




Hamster Roborovski




Trên đây là tổng quan về chuột Hamster giúp bạn có thể lựa chọn được một bé PET ưng ý và hiểu được những tập tính, cách chăm sóc hamster để bé phát triển toàn diện và khỏe mạnh nhất. Ngoài ra trong quá trình chăm sóc hamster có những biểu hiện hoặc dấu hiệu bị bệnh bạn cần liên hệ các trung tâm chắc sóc thú ý để chữa trị cho bé nhé !
>> Bài viết tham khảo
Các tư vấn khi chăm sóc chuột Hamster tại: https://chamhamster.com/