Cách huấn luyện sóc đất Thân với người chi tiết nhất

Nếu bạn đang nuôi sóc đất, thì bạn nhất định phải biết cách huấn luyện sóc đất. Bởi lẽ, sóc đất là một loài động vật thông minh và rất biết nịnh chủ. Việc huấn luyện giúp chúng “thân” với người hơn và thoải mái chơi đùa. Chỉ sau khoảng 1 – 2 tuần, sóc đất sẽ giống như một người bạn thực thụ.

Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ đem tới cho bạn những cách huấn luyện sóc đất đơn giản và tiết kiệm thời gian nhất.

Cách huấn luyện sóc đất bằng đồ ăn

Sóc đất cũng khá ham ăn. Vì thế, bạn có thể tận dụng điều này để làm cách huấn luyện sóc đất thân thiết hơn. Một số loại thức ăn khoái khẩu với sóc như ngô, hạt kê, đậu, lúa mì…

Trước hết, bạn lấy thức ăn để dụ sóc từ trong lồng bằng cách để sóc leo lên tay. Từ từ cho sóc ra ngoài, đưa tới 1 vị trí khác xa khỏi chiếc lồng của chúng. Trong khoảng thời gian để sóc đất thích nghi với bên ngoài, bạn hãy nhớ rải thức ăn thường xuyên.

Sau đó, bạn cần đảm bảo có không gian yên tĩnh để sóc tiếp xúc dần và tránh gây sự sợ hãi. Một khi chúng chạy lại vào lồng thì rất khó quay lại. Lúc này, bạn hãy quan sát ở một bên để theo dõi thói quen của chúng.

cach-huan-luyen-soc-dat
Cách huấn luyện sóc đất nhờ đồ ăn đơn giản

Huấn luyện sóc đất bằng cách gọi tên

Hãy thử cách huấn luyện sóc nâu bằng cách gọi tên xem sao? Bạn chỉ cần gọi tên chúng sẽ tự chạy đến tìm bạn. Trong 1 – 2 ngày, bỏ đói sóc rồi để nó phụ thuộc vào người chăm sóc.

Đầu tiên, bạn hãy lấy mồi để nhử chúng và mở cửa lồng he hé. Lúc đầu, bạn sẽ thấy sóc chỉ chạy ra nhặt mồi và chạy nhanh về chuồng của chúng. Dần dần, chúng sẽ tiến lại gần theo vị trí của mồi và xa khỏi chiếc lồng.

Tuy nhiên, mỗi lần nhử chỉ nên cho lượng vừa đủ. Bạn không nên để sóc no đâu, vì chúng sẽ chạy mất đó. Khi đã đủ thời gian quan sát và thấy chúng làm quen rồi. Bạn chỉ cần cầm thức ăn và gọi tên chúng là tự động sóc sẽ chạy ngay tới.

huan-luyen-soc-dat
Gọi tên là cách huấn luyện sóc đất hiệu quả

Cách huấn luyện sóc đất đi vệ sinh đúng

Việc huấn luyện thú cưng đi vệ sinh đúng chỗ luôn là vấn đề nan giải với những người chủ. Đặc biệt, sóc bẩn sinh sẽ cần phải huấn luyện từ từ mới có thể đi đúng nơi quy định, nhất là ở các địa điểm cố định.

Vì thế, khi bạn thấy sóc có dấu hiệu muốn đi vệ sinh thì hãy nhanh chóng cho chúng vào lồng và để chúng đi ở một nơi cố định. Thậm chí, bạn có thể dồn những chất thải vệ sinh của chúng vào một chỗ để chúng tự nhận biết chỗ đó dành cho mình giải quyết “nỗi buồn”.

Cách huấn luyện sóc đất này vô cùng đơn giản. Chỉ cần kiên nhẫn và chờ một thời gian, nó sẽ trở thành thói quen tốt cho chú thú cưng cảnh này của bạn đó. Tuy nhiên, việc huấn luyện này nên bắt đầu từ khi sóc đất còn nhỏ sẽ dễ dàng hơn.

huan-luyen-soc-dat-di-tieu-tien-dung-cho
Huấn luyện sóc đất đi đại tiểu tiện đúng chỗ

Trong trường hợp, sóc đất nhà bạn mới sinh con. Bạn có thể giúp đỡ sóc mẹ cho sóc con đi đại tiểu tiện. Thông thường, chúng sẽ đi một lần một ngày sẽ giúp bạn thuận tiện trong việc kiểm tra sức khoẻ của chúng trong phân và nước tiểu.

Cách thực hiện: Cho sóc đất đứng thẳng. Sử dụng tay giữ lấy để cơ quan sinh dục của chúng hướng về phía bạn và lấu bông gòn/giấy vệ sinh/bút long nhúng nước và quét chải bộ phận đó của sóc con. Việc này đem tới cho sóc nhận biết cách bài tiết phân và nước tiểu của mình.

Lưu ý trong cách huấn luyện sóc đất

Với những cách huấn luyện sóc đất, bạn cần phải dành thời gian và kiên trì mới đạt được kết quả mong đợi. Sóc phải có thời gian thích nghi mới có thể hình thành những phản xạ điều kiện. Tuy nhiên, việc này cũng nên duy trì thông qua việc thưởng cho chúng đúng lúc khi chúng hoàn thành bài tập huấn luyện.

Để đạt được thành công như mong đợi, trong cách huấn luyện sóc đất tuyệt đối không được để chúng ăn quá nó. Vì nếu thừa thức ăn rồi, chúng sẽ chẳng quan tâm bạn nữa đâu. Hiệu quả trong việc huấn luyện sẽ giảm sút. Sóc đất có thể bỏ đói 1-2 ngày, trừ khi chúng bị bệnh hoặc còn quá non mới có khả năng chết.

cach-huan-luyen-soc-dat-tai-nha
Lưu ý quan trọng trong cách huấn luyện sóc đất

Đặc biệt, sóc đất có nguy cơ tiềm ẩn của nhiều mầm bệnh nguy hiểm cho con người. Nếu trong quá trình huấn luyện, sóc có cắn thì bạn nên vệ sinh vết thương cẩn thận. Thậm chí, khi vết cắn có không chảy máu cũng cần đề phòng và đến bệnh viện để kiểm tra.

Chăm sóc sóc đất đã vất vả, việc huấn luyện chúng càng gian nan. Trong quá trình này, bạn cần lên kế hoạch chi tiết và có thời gian để chú sóc được thích nghi.

Trên đây là toàn bộ những cách huấn luyện sóc đất mà meohaychoban.com muốn đem đến cho những người chủ. Hy vọng điều này sẽ giúp bạn huấn luyện được những chú sóc đất nghe lời, thân thiết với chủ như người bạn. Đừng quên khen thưởng chúng khi đạt hiệu quả tốt nhất nhé!

>> Xem thêm bài viết liên quan: Cách nuôi sóc rừng và thuần hóa chi tiết nhất

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

[X]