Thế giới loài chim vô cùng phong phú và đa dạng trong đó có loài chim hút mật vô cùng đáng yêu và góp phần quan trọng trong hệ sinh thái trong việc thụ phấn hoa và giữ cân bằng môi trường tự nhiên. Vậy các loại chim hút mật hiện nay ngoài thiên nhiên có những loài nào và đặc điểm chung của chúng ra sao.
Nội dung bài viết
- 1 Giới thiệu chim hút mật
- 2 Các loại chim hút mật
- 2.1 Chim hút mật 7 màu
- 2.2 Hút mật Xác pháo
- 2.3 Hút mật 5 màu
- 2.4 Hút mật Đà lạt
- 2.5 Hút mật Tía ô
- 2.6 Chim xanh tím
- 2.7 Chim hút mật họng đen
- 2.8 Chim hút mật bắp chuối bụng xám
- 2.9 Chim hút mật bắp chuối đốm đen
- 2.10 Chim hút mật Gáy tím
- 2.11 Chim hút mật họng nâu
- 2.12 Chim hút mật Bụng cam
- 2.13 Chim hút mật Đuôi chẻ
Giới thiệu chim hút mật
Chim hút mật có tên khoa học: Nectariniidae là một họ chim nhỏ thuộc bộ Sẻ Passeriformes. Họ chim này bao gồm khoảng 150-160 loài được tìm thấy chủ yếu ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới trên khắp châu Phi, châu Á, Úc và Thái Bình Dương.
Đặc điểm chung của chim hút mật là chúng có mỏ nhỏ, dài và hẹp đặc điểm này giúp thích hợp để hút mật từ hoa. Lông của chim hút mật thường rực rỡ và đa dạng màu sắc, với các mẫu hoa văn và sọc trên cơ thể. Nguồn thức ăn chim hút mật chủ yếu ăn mật hoa, nhưng cũng bổ sung khẩu phần dinh dưỡng bằng côn trùng, phấn hoa, mật ong và sương mù. Chúng có khả năng thích nghi với nhiều loại môi trường sống, từ rừng nhiệt đới đến vùng cây cối cận nhiệt đới, vườn hoa và cả thành phố.
Môi trường sống của loài chim hút mật thường xây tổ bằng cành cây, một số loài còn xây tổ trong các bụi cây hoặc trong các vách đá. Chúng đẻ từ 2-4 quả trứng, và quá trình ấp trứng và nuôi con kéo dài từ 12-18 ngày.
Các loại chim hút mật
Trong hệ sinh thái chim bao la và phong phú đối với chim hút mật sẽ có nhiều loài khác nhau và phân bổ trên toàn lãnh thổ. Mỗi loài sẽ mang một vẻ đẹp riêng và tập tính sinh hoạt cũng như độ tuổi khác nhau. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về chúng.
Chim hút mật 7 màu
Loài chim hút mật 7 màu có một phạm vi rộng các màu sắc trên cơ thể, đặc biệt là các màu ánh kim, tạo nên một vẻ ngoài nổi bật. Các màu sắc đặc trưng trên cơ thể của chúng có thể là màu đen tím, màu đỏ và màu xanh.

Điều đặc biệt là chúng có khả năng phản chiếu ánh sáng và tạo ra những màu sắc đặc biệt khác nhau khi được chiếu sáng mặt trời. Màu sắc này giúp chúng nổi bật hơn trong môi trường xung quanh. Loài chim này cũng có đuôi ngắn, khi trưởng thành, chiều dài của đuôi dao động từ 7 đến 10cm.
Hút mật Xác pháo
Là một trong những giống chim hút mật nổi bật nhất hiện nay, chim hút mật có tên khoa học là (Crimson Sunbird) – Aethopyga siparaja. Với lớp lông đỏ rực nổi bật trên vùng cổ, đầu lưng, cằm và hai bên má phía sau đầu. Phần thân dưới của chúng có màu nâu ngả xanh. Đặc biệt, phần đình đầu của chim có màu xanh trắng, tạo nên một vẻ ngoài vô cùng nổi bật và thu hút.

Loài chim này có đuôi dài, mỏ dài, nhọn và cong để phù hợp với quá trình hút mật từ hoa. Khi trưởng thành, kích thước của chim hút mật xác pháo dao động từ 8 đến 11cm.
Hút mật 5 màu
Chim hút mật 5 màu thường có một bộ sưu tập 5 màu sắc đặc trưng trên cơ thể, bao gồm màu vàng, màu đỏ đậm, màu xanh tím, màu nâu và màu đen. Khi trưởng thành, chúng có thể đạt chiều dài từ 8 đến 11cm.

Hút mật Đà lạt
Chim hút mật Đà lạt là loài này khi trưởng thành có kích thước khoảng 14-15cm. Chúng có lông rực rỡ và màu sắc nổi bật, với phần đầu và cổ mang màu đỏ tươi, phần bụng có màu vàng tươi, lưng có màu xanh vàng hấp dẫn, và được trang bị một cái đuôi dài.

Hút mật Tía ô
Mỗi loài chim hút mật được đặt tên dựa đa phần vào bộ lông choàng lên chúng, đối với chim hút mật tía tô cung vậy. Đúng với cái tên thì chúng có bộ lông màu đen tím như màu lá tía tô. Phần từ cổ chạy xuống bụng có màu tím. Với nét đặc trưng của loài là cái mỏ cứng chắc để giúp chúng dễ hút mật.

Chim xanh tím
Màu sắc của loài chim xanh tím hay chim hút mật bụng hung rất đặc biệt, với những màu sặc sỡ và lấp lánh. Chúng có màu ánh kim trên đỉnh đầu và đầu cánh, trong khi bụng và hậu môn thường có màu vàng. Phần cằm và hai bên má của chúng được phủ bởi một màu nâu vàng tươi sáng.

Khi trưởng thành, bụng hung có thể đạt chiều dài khoảng 11cm và chúng phân bố rộng khắp các tỉnh thành trong nước ta. Tuy nhiên, số lượng nhiều nhất của chúng được tìm thấy tại vườn quốc gia Bù Gia Mập và vườn quốc gia Cát Tiên.
Chim hút mật họng đen
Dù được gọi là hút mật họng đen, thực tế phần họng và cằm của loài này có màu xanh tuyền rất hấp dẫn. Phần lông đen đậm chủ yếu tập trung ở bụng, cánh, hậu môn và đuôi. Độ tuổi trưởng thành, loài này có thể đạt chiều dài khoảng 11cm và thường được tìm thấy nhiều ở khu vực Trung và Nam Trung Bộ.

Chim hút mật bắp chuối bụng xám
Màu sắc của loài này có ngoại hình khá tương đồng với loài vành khuyên. Tuy nhiên, mỏ của chúng dài và cong hơn nhiều, và phần bụng của chúng có nhiều vệt màu xám, vì vậy chúng được gọi là hút mật bắp chuối bụng xám. Khi trưởng thành, chiều dài của chúng thường dao động từ 5-7cm.

Chim hút mật bắp chuối đốm đen
Chim hút mật bắt chuối đốm đen màu sắc của loài này khá đơn giản, chỉ gồm các màu xanh và trắng nhạt, được pha trộn với các vệt đốm màu đen. Khi trưởng thành, loài này có kích thước khoảng từ 6-10cm và được phân bố rộng rãi trên khắp Việt Nam.

Chim hút mật Gáy tím
Màu sắc nhận diện chim hút mật gáy tím chủ yếu là màu xanh lá cây kết hợp với màu nâu. Tuy nhiên, ở phần gáy của chúng có một chùm lông màu tím, vì vậy chúng thường được gọi là hút mật gáy tím.
Khi trưởng thành, loài này có thể đạt chiều dài khoảng 6-8cm. Chúng phân bố rộng rãi tại nhiều khu vực khác nhau trên lãnh thổ nước ta.
Chim hút mật họng nâu
Chim hút mật họng nâu khi trưởng thành loài này có thể đạt kích thước khoảng 10cm. Ở Việt Nam chúng sống chủ yếu ở vùng Nam Bộ, Nam Trung Bộ (Phú QUốc, VQG Bù Gia Mập, Cát Tiên…). Loài này cũng nổi bật với nhiều màu sắc trên cơ thể, nhưng ở phần họng chúng có màu nên nên được gọi với tên hút mật họng nâu.

Chim hút mật Bụng cam
Chim hút mật Bụng Cam loài này có màu sắc trên cơ thể rất bắt mắt, bao gồm các gam màu nổi như đỏ đậm, xanh ánh kim, cam, trắng và nâu. Đặc biệt, phần bụng của chúng có màu cam rực rỡ, làm cho chúng trở nên rất nổi bật. Vì vậy, loài này thường được gọi là hút mật ngực cam.

Chim hút mật Đuôi chẻ
Vẻ ngoài của chim hút mật đuôi chẻ có đuôi khá ngắn, nhưng để bù lại, chúng có lông đuôi dày, rậm và thường xòe ra tạo nên một cảnh quan rất hấp dẫn. Màu sắc trên cơ thể của chúng cũng rất bắt mắt, với phần cổ mang màu đỏ, trong khi phần đầu có màu xanh trắng. Khi vào độ tuổi trưởng thành chúng có chiều dài khoảng 5-7cm.

Trên đây là tổng hợp chi tiết các loại chim hút mật hiện nay đang sinh sống trong hệ sinh thái bạn có thể tham khảo và biết thêm về mỗi loại. Ngoài ra tại meohaychoban.com có nhiều thông tin bài viết về thú cưng sẽ giúp cho bạn cập nhật thêm kiến thức mới.